K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1.Thế nào là nguồn sáng? Thế nào là vật sáng? Nêu 3 ví dụ về nguồn sáng, 3 ví dụ về vật được chiếu sáng? Nêu điều kiện để nhận biết ánh sáng và nhìn thấy vật?2.Phát biểu Định luật truyền thẳng của ánh sáng. Người ta biểu diễn tia sáng như thế nào?Vẽ hình biểu diễn cho tia sáng. Chùm sáng là gì? Chùm sáng gồm những loại nào? Vẽ hình biểu diễn.4.Nêu những ứng dụng của định luật truyền thẳng của...
Đọc tiếp

1.Thế nào là nguồn sáng? Thế nào là vật sáng? Nêu 3 ví dụ về nguồn sáng, 3 ví dụ về vật được chiếu sáng? Nêu điều kiện để nhận biết ánh sáng và nhìn thấy vật?

2.Phát biểu Định luật truyền thẳng của ánh sáng. Người ta biểu diễn tia sáng như thế nào?Vẽ hình biểu diễn cho tia sáng. Chùm sáng là gì? Chùm sáng gồm những loại nào? Vẽ hình biểu diễn.

4.Nêu những ứng dụng của định luật truyền thẳng của ánh sáng?

5.Phát biểu nội dung định luật phản xạ ánh sáng (vẽ hình).

6.Nêu kết luận về sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm, trên gương cầu lồi. Nêu ứng dụng của gương cầu lồi và gương cầu lõm trong cuộc sống.

7.Nêu đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm.

8.Nguồn âm là gì? Nêu đặc điểm chung của các nguồn âm. Nêu 3 ví dụ về nguồn âm và cho biết bộ phận nào dao động phát ra âm.

9.Tần số là gì? Đơn vị và ký hiệu của tần số là gì? Tai người nghe được âm có tần số bao nhiêu?

10.Âm phát ra cao (bổng), thấp (trầm) khi nào?

11.Biên độ âm là gì ? Âm phát ra âm to, âm nhỏ khi nào? Ngưỡng nghe có thể làm đau tai là bao nhiêu?

12.Âm có thể truyền và không thể truyền trong những môi trường nào ? So sánh vận tốc truyền âm trong những môi trường mà âm có thể truyền qua? Trong quá trình truyền âm đi xa đại lượng nào của âm đã thay đổi?

13.Âm phản xạ là gì? Tiếng vang là gì? Nêu đặc điểm của vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém? Mỗi loại lấy 3 VD.

1
20 tháng 12 2021

Lý thuyết SGK =))

20 tháng 12 2021

BT thì hỏi làm gì

Học onl xem ko chăm chú học nên ko bt =))

 

1.nhận biết được nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta .2. phân biệt nguồn sáng và vật sáng3. phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng4.nhận biết ba loại chùm sáng : song song , hội tụ và phân kì5. phân biệt tia tới , tia phản xạ , góc tới , góc phản xạ , đường pháp tuyến đối với sự phản xạ ánh sáng6.hiểu được định luật phản xạ ánh sáng7.hiểu được tính chất của...
Đọc tiếp

1.nhận biết được nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta .

2. phân biệt nguồn sáng và vật sáng

3. phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng

4.nhận biết ba loại chùm sáng : song song , hội tụ và phân kì

5. phân biệt tia tới , tia phản xạ , góc tới , góc phản xạ , đường pháp tuyến đối với sự phản xạ ánh sáng

6.hiểu được định luật phản xạ ánh sáng

7.hiểu được tính chất của vật tạo bởi gương phẳng

8.hiểu được tính chất của vật tạo bởi gương cầu

9.phân biệt ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu

10.nêu được đặc điểm chung của nguồn âm

11.nhận biết được một số nguồn âm thường gặp

12. nêu mối liên hệ giữa độ cao và tần số của âm . Nêu được mối liên hệ giữa độ to và biên độ của âm

2
30 tháng 12 2021

:)?

Lý thuyết thì ở trong SGK ak b :)

30 tháng 12 2021

tk:

c1:

Trong những trường hợp mắt ta nhận biết được ánh sáng, có điều kiện giống nhau là có ánh sáng truyền vào mắt. Kết luận: Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta. 2.2. Nhìn thấy một vật Thí nghiệm: Đèn sáng Đèn tắt Có đèn để tạo ra ánh sáng → nhìn thấy vật.   c3:

Định luật truyền thẳng của ánh sáng: “Trong một môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng. ”

Ví dụ:

Ánh sáng truyền trong không khí theo đường thẳng.

Ánh sáng truyền trong môi trường nước theo đường thẳng.

Hãy phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng

Hãy phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng

Ánh sáng truyền thẳng trong không khí.

 

c6:

Định luật phản xạ ánh sáng: Lý thuyết và Bài tập ứng dụngĐịnh luật phản xạ ánh sáng cho ta biết được: tia phản xạ đối xứng với tia tới qua gương phẳng. Vì vậy để vẽ tia phản xạ khi biết tia tới ta thực hiện các bước như sau: Bước 1: Tại điểm tới I, vẽ pháp tuyến NN’ vuông góc với gương

c7:

Đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có đặc điểm: - Là ảnh ảo (không hứng được trên màn chắn). - Có kích thước lớn bằng vật. - Đối xứng với vật qua gương phẳng (tức là khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương).  
Câu 2: Nguồn sáng là gì? Vật sáng là gì? Cho ví dụ về nguồn sáng,vật sáng?Câu 3:  Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng? Nêu ứng dụng định luật truyền thẳng ánh sáng?Câu 4: a,Hiện tượng nguyệt thực?Hiện tượng nhật thực? Bóng tối? Bóng nửa tối?b,Giải thích các hiện tượng liên quan tới hiện tượng nhật thực,nguyệt thực, bóng tối, bóng nữa tối?Câu 5: Phát biểu  định luật phản xạ ánh sáng?  Vẽ...
Đọc tiếp

Câu 2: Nguồn sáng là gì? Vật sáng là gì? Cho ví dụ về nguồn sáng,vật sáng?

Câu 3:  Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng? Nêu ứng dụng định luật truyền thẳng ánh sáng?

Câu 4: 

a,Hiện tượng nguyệt thực?Hiện tượng nhật thực? Bóng tối? Bóng nửa tối?

b,Giải thích các hiện tượng liên quan tới hiện tượng nhật thực,nguyệt thực, bóng tối, bóng nữa tối?

Câu 5: Phát biểu  định luật phản xạ ánh sáng?  Vẽ hình minh họa?

Câu 6: a,Tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng,gương cầu lồi,  gương cầu lõm?

 b, So sánh ảnh của vật tạo bởi: Gương phẳng,gương cầu lồi, gương cầu lõm

CHƯƠNG II: ÂM HỌC

Câu 1: Nguồn âm là gì? Các nguồn âm có chung đặc điểm gì?

Câu 2: Tần số dao động là gì? Đơn vị tần số là gì? Khi nào vật phát ra âm phát ra cao (âm bổng)? khi nào vật phát ra âm thấp (âm trầm)?

Câu 3: Khi nào âm phát ra to? Khi nào âm phát ra nhỏ? Độ to của âm được đo bằng đơn vị gì?

Câu 4: Âm thanh có thể truyền được trong những môi trường nào? Âm thanh không truyền được trong môi trường nào?

Câu 5: Trong 3 môi trường rắn, lỏng, khí. Vận tốc truyền âm trong môi trường nào lớn nhất, môi trường nào nhỏ nhất?

Câu 6: Các vật như thế nào thì phản xạ âm tốt? Các vật như thế nào thì phản xạ âm kém?

 

II.BÀI TẬP TỰ LUẬN:

Câu 1: Một vật sáng AB đặt trước một gương phẳng . Góc tạo bởi vật và gương phẳng bằng 600.

a. Hãy vẽ ảnh của vật AB tạo bởi gương phẳng.

b. Tính số đo góc tới.

2
26 tháng 12 2021

giúp mình với ah ,mình cảm ơn  ah

26 tháng 12 2021

Câu2: 
_Nguồn sáng là những vật tự phát ra ánh sáng. (Vd: Mặt trời, đèn pin đang bật,..)

_Vật sáng bao gồm những nguồn sáng (Vd: cái đèn, cây bút, bông hoa,..)

Câu3:

_Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền theo đường thẳng.

_Ứng dụng: Xem thước có thẳng hay không
                   Trồng cây thẳng hàng
                   Xếp hàng

Câu4:
_Nguyệt thực xảy ra khi mặt trời, trái đất, mặt trăng lần lượt cùng nằm trên một đường thẳng. Khi đó trái đất sẽ che khuất mặt trời ngăn không cho ánh sáng của mặt trời chiếu vào mặt trăng. 

_Nhật thực xảy ra khi trái đất, mặt trăng, mặt trời lần lượt cùng nằm trên một đường thẳng. Khi đó mặt trăng sẽ che khuất mặt trời ngăn không cho ánh sáng của mặt trời chiếu vào trái đất.

_Bóng tối nằm ở phía sau vật cản, không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới. 

_Bóng nửa tối nằm ở phía sau vật cản, nhận được ánh sáng từ một phần nguồn nguồn sáng truyền tới.

Câu5: 

_Định luật phản xạ ánh sáng: Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới.Góc phản xạ bằng góc tới.

undefined

Câu6:
Tính chất ảnh được tạo bởi gương:
_Gương phẳng: ảnh ảo, lớn bằng vật

_Gương cầu lồi: ảnh ảo, nhỏ hơn vật

_Gương cầu lõm: ảnh ảo, lớn hơn vật
So sánh ảnh của vật từ bé đến lớn được tạo bởi 3 gương:
_Gương phẳng< gương cầu lồi< gương cầu lõm

Vote cho 5sao mình nhé! 

I. Lí thuyết: Câu 1: Khi nào ta nhận biết được ánh sáng ? Khi nào ta nhìn thấy một vật?Câu 2: Nguồn sáng là gì? Vật sáng là gì ? Có những loại chùm sáng nào? Nêu đặc điểm từng loại?Câu 3: Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng? Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng?Câu 4: Tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi? So sánh vùng nhìn thấy của gương phẳng và gương cầu lồi?B. BÀI...
Đọc tiếp

I. Lí thuyết:

Câu 1: Khi nào ta nhận biết được ánh sáng ? Khi nào ta nhìn thấy một vật?

Câu 2: Nguồn sáng là gì? Vật sáng là gì ? Có những loại chùm sáng nào? Nêu đặc điểm từng loại?

Câu 3: Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng? Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng?

Câu 4: Tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi? So sánh vùng nhìn thấy của gương phẳng và gương cầu lồi?

B. BÀI TẬP

I. Trắc nghiệm

Câu 1. Khi nào mắt ta nhìn thấy một vật?

A. Khi mắt ta hướng vào vật.                           B. Khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta.

C. Khi vật ở trước mắt ta.                     D. Khi giữa vật và mắt ta không có khoảng trống.

Câu 2. Nguồn sáng có đặc điểm gì?

A. Truyền ánh sáng đến mắt ta.                                B. Phản chiếu ánh sáng.

C. Chiếu sáng các vật xung quanh.                           D. Tự nó phát ra ánh sáng.

Câu 3. Vật nào sau đây không phải là nguồn sáng.

A. Mặt trời.                                                                B. Ngọn nến đang sáng.                  

C. Con đom đóm lập loè .                                        D. Mảnh chai chói sáng dưới trời nắng

Câu 4. Chùm sáng song song là chùm sáng gồm các tia sáng

A. cắt nhau tại một điểm.                                           B. không giao nhau.           

C. loe rộng ra .                                                                         D. đáp án khác.      

Câu 5. Khi có hiện tượng nhật thực, vị trí tương đối của Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng là:

A. Trái Đất - Mặt Trời - Mặt Trăng.                         B. Mặt Trời - Trái Đất - Mặt Trăng.

C. Mặt Trời - Mặt Trăng -Trái Đất.               D. Mặt Trăng - Trái Đất - Mặt Trời.

Câu  6. Ánh sáng trong không khí ở điều kiện bình thường

A. luôn truyền theo đường cong.                            

B. luôn truyền theo đường thẳng.                           

C. luôn truyền theo đường gấp khúc.         

D. có thể  truyền theo đường cong, cũng có thể truyền theo đường gấp khúc.

Câu 7. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có tính chất nào sau đây:

A. Bằng vật.   B. Nhỏ hơn vật.        C. Lớn hơn vật.         D. Hứng được trên màn.

Câu 8. Một điểm sáng S đặt trước  một gương phẳng và cách gương một khoảng 5 cm cho ảnh S.  Khi đó khoảng cách SS là:

A. 2,5 cm.                  B.5 cm.                       C. 10 cm.                   D. Đáp số khác.

Câu 9. Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng. Biết góc tới bằng 150. Hỏi góc phản xạ bằng bao nhiêu?

     A.300.                               B.150.                                       C.750.                                            D.450.

Câu10. Ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi có tính chất:

     A. Ảnh ảo, nhỏ hơn vật.                                     B. Ảnh ảo, lớn hơn vật.

    C. Ảnh thật, nhỏ hơn vật.                                    D. Ảnh thật, lớn hơn vật.

 

Bài tập tự luận

Câu 1

a)      Ở những chỗ đường gấp khúc có vật cản che khuất, người ta thường đặt loại gương nào? b) Gương đó có tác dụng gì?

Câu 2. Cho hình vẽ dưới đây:

a) Vẽ tia tới .

350

 

 

 

                                                                                     

 

 

 

 

b) Xác định số đo của góc tới ?

B

 

 

 

 

A

Câu 3. Vẽ và nêu cách vẽ ảnh của của vật AB

tạo bởi gương phẳng trong hình vẽ sau.

Câu 4. Một cây mọc thẳng đứng ở bờ ao. Cây cao 1,2m, gốc cây cách mặt nước 50cm. Một người quan sát ảnh của cây thì ngọn cây cách ảnh của nó là bao nhiêu mét?

Câu 6: Chiếu một tia sáng SI lên gương phẳng như hình vẽ

a)     Vẽ tia phản xạ IR

b)    Giả sử tia phản xạ hợp với tia tới 1 góc 600 . Tìm góc phản xạ.

                                                                                           

 

 

1
26 tháng 10 2021

I. Trắc nghiệm

Câu 1. Khi nào mắt ta nhìn thấy một vật?

A. Khi mắt ta hướng vào vật.                           B. Khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta.

C. Khi vật ở trước mắt ta.                     D. Khi giữa vật và mắt ta không có khoảng trống.

Câu 2. Nguồn sáng có đặc điểm gì?

A. Truyền ánh sáng đến mắt ta.                                B. Phản chiếu ánh sáng.

C. Chiếu sáng các vật xung quanh.                           D. Tự nó phát ra ánh sáng.

Câu 3. Vật nào sau đây không phải là nguồn sáng.

A. Mặt trời.                                                                B. Ngọn nến đang sáng.                  

C. Con đom đóm lập loè .                                        D. Mảnh chai chói sáng dưới trời nắng

Câu 4. Chùm sáng song song là chùm sáng gồm các tia sáng

A. cắt nhau tại một điểm.                                           B. không giao nhau.           

C. loe rộng ra .                                                                         D. đáp án khác.      

Câu 5. Khi có hiện tượng nhật thực, vị trí tương đối của Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng là:

A. Trái Đất - Mặt Trời - Mặt Trăng.                         B. Mặt Trời - Trái Đất - Mặt Trăng.

C. Mặt Trời - Mặt Trăng -Trái Đất.               D. Mặt Trăng - Trái Đất - Mặt Trời.

Câu  6. Ánh sáng trong không khí ở điều kiện bình thường

A. luôn truyền theo đường cong.                            

B. luôn truyền theo đường thẳng.                           

C. luôn truyền theo đường gấp khúc.         

D. có thể  truyền theo đường cong, cũng có thể truyền theo đường gấp khúc.

Câu 7. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có tính chất nào sau đây:

A. Bằng vật.   B. Nhỏ hơn vật.        C. Lớn hơn vật.         D. Hứng được trên màn.

Câu 8. Một điểm sáng S đặt trước  một gương phẳng và cách gương một khoảng 5 cm cho ảnh S.  Khi đó khoảng cách SS là:

A. 2,5 cm.                  B.5 cm.                       C. 10 cm.                   D. Đáp số khác.

Câu 9. Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng. Biết góc tới bằng 150. Hỏi góc phản xạ bằng bao nhiêu?

     A.300.                               B.150.                                       C.750.                                            D.450.

Câu10. Ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi có tính chất:

     A. Ảnh ảo, nhỏ hơn vật.                                     B. Ảnh ảo, lớn hơn vật.

    C. Ảnh thật, nhỏ hơn vật.                                    D. Ảnh thật, lớn hơn vật.

Tự luận bn đăng 1 câu hỏi mới nhé!Bài này nó khá dài, mới cả Lý thuyết cx đều nằm trong SGK hết đó!

26 tháng 10 2021

mới cả tự luận ko hình thì lm kiểu j??

I. Lí thuyết1. Ta nhận biết được ánh sáng khi nào? Ta nhìn thấy được một vật khi nào?2. Nguồn sáng là gì? Vật sáng là gì?3. Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng? Vận dụng vẽ tia phản xạ.4. Có mấy loại chùm sáng? Kể tên và nêu đặc điểm cả mỗi loại chùm sáng?5. Vận dụng kiến thức giải thích một số hiện tượng: Bóng tối, bóng nữa tối, nhật thực, nguyệt thực, ngắm thẳng hàng...?6. Phát biểu...
Đọc tiếp

I. Lí thuyết

1. Ta nhận biết được ánh sáng khi nào? Ta nhìn thấy được một vật khi nào?

2. Nguồn sáng là gì? Vật sáng là gì?

3. Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng? Vận dụng vẽ tia phản xạ.

4. Có mấy loại chùm sáng? Kể tên và nêu đặc điểm cả mỗi loại chùm sáng?

5. Vận dụng kiến thức giải thích một số hiện tượng: Bóng tối, bóng nữa tối, nhật thực, nguyệt thực, ngắm thẳng hàng...?

6. Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng?

7. Nêu tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng? Vận dụng vẽ ảnh của vật tạo bởi GP.

8. Giải thích được sự tạo thành ảnh bởi gương phẳng?

9. Nêu tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi? So sánh vùng nhìn thấy của gương cầu lồi và gương phẳng? Vận dụng giải thích một số ứng dụng liên quan đến gương cầu lồi.

10. Nêu tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm? Sự phản xạ trên gương cầu lõm?

1
29 tháng 10 2021

Ủa cái này đều co trong SGK hết r mà , giở lại mà coi , từ bài 1 đến phần Tổng kết chương I 

1/ Thế nào là nguồn sáng? Thế nào là vật sáng? Nêu 2 ví dụ về nguồn sáng, vật sáng. 2/ Phát biểu định luật về truyền thẳng của ánh sáng? Người ta biểu diễn tia sáng như thế nào? Có mấy loại chùm sáng? Nêu đặc điểm của mỗi loại chùm sáng? Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng để giải thích bóng tối, bóng nửa tối, hiện tượng nhật thực, nguyệt thực? 3/ So sánh vùng nhìn thấy ảnh của một...
Đọc tiếp

1/ Thế nào là nguồn sáng? Thế nào là vật sáng? Nêu 2 ví dụ về nguồn sáng, vật sáng. 2/ Phát biểu định luật về truyền thẳng của ánh sáng? Người ta biểu diễn tia sáng như thế nào? Có mấy loại chùm sáng? Nêu đặc điểm của mỗi loại chùm sáng? Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng để giải thích bóng tối, bóng nửa tối, hiện tượng nhật thực, nguyệt thực? 3/ So sánh vùng nhìn thấy ảnh của một vật qua gương cầu lồi và gương phẳng có cùng kích thước? Nêu ứng dụng chính của gương cầu lồi, gương cầu lõm và giải thích. 4/ Phát biểu Định luật phản xạ ánh sáng. 5/ Nêu đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm. So sánh điểm giống và khác nhau giữa ảnh của ảnh một vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm có cùng kích thước.

0
30 tháng 10 2021

A

30 tháng 10 2021

cảm ơn bạn nha

 

Khi nào ta nhìn thấy một vật? Nguồn sáng là gì? Vật sáng là gì? Lấy ví dụnguồn sáng, vật sáng.Câu 2: Nêu nội dung định luật truyền thẳng của ánh sáng? Có mấy loại chùmsáng? Nêu đặc điểm mỗi loại?Câu 3: Hãy phát biểu định luật phản xạ ánh sáng.Câu 4: So sánh sự giống và khác nhau về tính chất ảnh của vật tạo bởi gươngphẳng, gương cầu lồi và gương cầu lõm?Câu 5: Thế nào là nguồn âm? Cho ví dụ. Khi phát...
Đọc tiếp

Khi nào ta nhìn thấy một vật? Nguồn sáng là gì? Vật sáng là gì? Lấy ví dụ
nguồn sáng, vật sáng.
Câu 2: Nêu nội dung định luật truyền thẳng của ánh sáng? Có mấy loại chùm
sáng? Nêu đặc điểm mỗi loại?
Câu 3: Hãy phát biểu định luật phản xạ ánh sáng.
Câu 4: So sánh sự giống và khác nhau về tính chất ảnh của vật tạo bởi gương
phẳng, gương cầu lồi và gương cầu lõm?
Câu 5: Thế nào là nguồn âm? Cho ví dụ. Khi phát ra âm các nguồn âm có chung
đặc điểm gì ?
Câu 6: Tần số là gì? Biên độ dao động là gì ? Độ cao của âm phụ thuộc vào yếu tố
nào? Độ to của âm phụ thuộc vào yếu tố nào ?
Câu 7 : Âm truyền được trong các môi trường nào và không truyền trong môi
trường nào? Em hãy cho biết vận tốc truyền âm trong các môi trường đó.
Câu 8: Thế nào là âm phản xạ? Khi nào ta nghe được tiếng vang?
Câu 9: Em hãy cho biết vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém là như thế nào?
Lấy ví dụ mỗi loại?
Câu 10: Tiếng ồn như thế nào là tiếng ồn gây ô nhiễm? Để chống ô nhiễm tiếng ồn
ta cần có các biện pháp nào?
 

4
28 tháng 12 2021

1. - Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta. - Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó vào mắt ta.

- Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng. Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.

VD: 

- Nguồn sáng: mặt trời, bóng đèn điện đang sáng, ngọn nến đang cháy,..

- Vật sáng: tờ giấy, con người, cái bút.

28 tháng 12 2021

2. - Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng

Ta quy ước đường truyền của ánh sáng là một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng đc gọi là tia sáng.

 

Có 3 loại chùm sáng: + Chùm sáng song song

+ Chùm sáng hội tụ

+ Chùm sáng phân kì

- Chùm sáng song song gồm các tia sáng k giao nhau trên đường truyền của chúng.

- Chùm sáng hội tụ, gồm các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng.

 

- Chùm sáng phân kì, gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng.